kimngan scaled - Chậu Composite Cao Cấp | Chậu Tốt - Chautot

Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Kim Ngân – Chậu Composite Cao Cấp

Cây Kim Ngân được xem là cây đem lại may mắn, tiền tài về cho người trồng, đồng thời cây cũng mang một vẻ đẹp đơn giản, không cầu kỳ nhưng lại toát lên một cảm giác nhẹ nhàng khó tả đối với người trồng.

Trong tiếng hán, kim tức là vàng, tiền, ánh vàng. Ngân tức là ngân lượng, kho lưu trữ. Khi ghép lại chữ kim – ngân có ý nghĩa phong thủy tiền tài của cải lúc nào cũng nhiều, chỉ tăng lên chứ không mất đi vì sẽ được thần tài bảo hộ, cất giữ.

Cây Kim Ngân mang lại ý nghĩa đặc biệt trong phỏng thủy. Đó là sự giàu có, thịnh vượng, tiền tài, may mắn, hạnh phúc cho chủ của nó. Đặc biệt, Kim Ngân có 5 lá tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chúng giúp cho căn nhà duy trì được sự ổn định và hài hòa. Theo các chuyên gia phong thủy, cây giúp cân bằng các nguồn năng lượng, chi phối tài chính của bạn.

Lợi ích phong thủy mà Cây kim ngân mang lại:

  • Cây kim ngân thể hiện sự giàu có, điều này ai cũng biết, nhưng nó không chỉ mang lại may mắn, tiền tài cho bạn, mà cả cho gia đình bạn nữa. Thậm chí, bạn có thể ‘chia sẻ’ sự may mắn tài lộc từ mình qua người thân, bạn bè bằng cách chiết một phần cây kim ngân làm quà tặng cho họ.
  • Đây là một cây sang nên đặt cây này ở phòng khách, sẽ đạt được tôn trọng từ người khác. Trồng cây kim ngân giúp tâm trí của bạn được bình yên, đời sống tinh thần dồi dào. Đây còn là một cách tuyệt vời giúp cho nhân viên hay khách hàng của bạn được sảng khoái, thư giãn tối đa, thúc đẩy mối quan hệ công việc được trôi chảy.

Với mỗi chậu cây Kim Ngân có số lượng cây khác nhau mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Thông thường, một chậu sẽ bao gồm 1, 3, 5 cây.

  • Nếu chậu trồng 1 cây được gọi là “Trụ Thiên” mang ý nghĩa chọc trời, khuấy nước, kiên cường, bất khuất; mang ý nghĩa chọc trời khuấy nước. Nếu bạn là nam nữ thanh niên có hoài bão, chí lớn thì có thể chưng một cây cạnh bàn làm việc để nhắc nhở mình luôn phấn đấu vì sự nghiệp tương lai phía trước.
  • Nếu chậu trồng 3 cây nghĩa là “Tam Tài”, “Tam Giáo” tượng trưng cho Thiên thời – Địa lợi – Nhân hoà. Theo một số quan niệm phong thủy khác thì số 3 tượng trưng cho Phúc, Lộc, Thọ. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, nhà quản lý thì có thể chưng cây này trong khu vực làm việc, nhắc nhở bạn về 3 yếu tố để thành công trong cuộc sống và kinh doanh.
  • Nếu Kim Ngân được trồng 5 cây thì được xem là Ngũ Phúc tượng trưng: Phúc, Lộc, Thọ, An Khang. Với những cây có số lượng 5 gốc thường được thắt lại với nhau thành bím như bím tóc. Nếu bạn là người nghĩ tới gia đình, hãy đặt cây kim ngân trong nhà để các yếu tố này được phát huy tốt nhất.

Cây kim ngân phong thủy thuộc hành mộc vì vậy nó hợp với các mệnh thủy, mộc, hỏa. Tùy từng mệnh mà cây kim ngân mang lại cho gia chủ những ý nghĩa khác nhau.

– Người mệnh thủy trồng cây kim ngân sẽ giúp gia chủ tốt về tiền bạc, công việc thăng tiến

– Người mệnh mộc trồng cây kim ngân sẽ giúp gia chủ có cuộc sống thuận hòa, gia đình hạnh phúc, gia tăng các mối quan hệ ngoài xã hội.

– Người mệnh hỏa trồng cây kim ngân sẽ giúp gia chủ có sức khỏe tốt, trang xa bệnh tật.

Cây Kim Ngân hợp với tuổi gì?

Thực ra, Kim ngân hợp với tất cả các tuổi trong 12 con giáp, nhưng phù hợp nhất có lẽ chỉ có ba tuổi là Tý, Thân và Tuất.

  • Với tuổi Tý, Kim ngân mang lại vận may, nắm lấy cơ hội.
  • Với tuổi Thân, Kim ngân giữ gìn tài sản, giúp tài vận vững vàng.
  • Với tuổi tuất, cây Kim ngân giúp cân bằng các nguồn năng lượng chi phối tài chính của tuổi này. Mậu Tuất (1958, 2018) và Giáp Tuất (1934, 1994) được cho là rất hợp trồng Kim Ngân

==> Với cây kim ngân phong thủy khi bạn đặt trong nhà hay văn phòng thì hãy lựa chọn vị trí có ánh sáng tốt nhất để đặt cây giúp cây hấp thụ nguồn năng lượng tốt để lan tỏa nguồn năng lượng đó đến bạn. Nếu bạn đặt cây ở vị trí ít ánh sáng thì hãy thường xuyên mang cây ra nơi ánh sáng tự nhiên tốt để cây có thể quang hợp và hấp thụ nguồn năng lượng tốt.

Tác dụng của cây kim ngân 

Cây kim ngân không chỉ vô hại sức khỏe mà còn là một trong các loại cây lọc khí độc tốt nhất. Ngoài ra, loại cây này còn điều hòa không khí tốt, làm mát không gian nhà. Về mặt thẩm mỹ, kim ngân đang được rất nhiều người chọn lựa làm vật trang trí ở góc nhà, công ty,…

 

Đặc biệt các giới kinh doanh rất ưa chuộng loại cây này. Cây kim ngân ngoài chức năng lọc độc tố từ môi trường thì còn có khả năng đuổi muỗi rất tốt.Cây kim ngân còn có tác dụng phong thủy rất mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao người ta gọi nó là kim ngân. Nó đem lại sự may mắn về tiền tài, vật chất và sự nghiệp  cho gia chủ. Ngoài ra, nó cũng là biểu tượng của sự uy quyền, kiên cường và bất khuất.

Hút sinh khí cũng là một trong các chức năng phong thủy của cây kim ngân. Vì thế, sẽ tạo cho bạn cảm giác luôn tràn đầy sinh lực để làm tăng nguồn tài chính của mình. Không những vậy, cây kim ngân còn có tác dụng cân bằng ngũ hành tương sinh cho căn nhà hoặc công ty của bạn. Các tà khí cũng sẽ bị cây kim ngân xua đuổi đi.Không chỉ về mặt kiếm tiền mà cây kim ngân còn ngăn chặn đồng tiền ra của bạn.

 

Hạn chế các vận xui liên quan đến chuyện hao hụt tiền bạc. Các tác dụng của cây kim ngân trong phong thủy được đánh giá rất cao. Nếu bạn là một người làm ăn kinh doanh thì đây là sự lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, bạn là người mệnh Thổ, Thủy hay Kim cũng vẫn có này thể sử dụng loại cây này để cân bằng ngũ hành tương sinh.

Cách chăm sóc Cây Kim Ngân

Nước

  • Để bàn: Đối với cây kim ngân để bàn chỉ cần tưới khoảng 100 – 200ml một lần
  • Cây trong nhà: đối với cây lớn đặt phòng khách, văn phòng làm việc thì cần lượng nước lớn hơn mỗi lần tầm 500 – 800ml. Đối với khách hàng sử dụng chậu tự tưới của  https://royal.ledinhtuan.com/ thì chỉ cần thêm nước đến vạch max.
  • Lưu ý: Chỉ cần tưới khoảng 3 lần/tuần đối với cây trồng ngoài trời, đối với cây trong phòng máy lạnh lượng nước tưới cần ít lại, khoảng 2 lần/tuần. Khi tưới tưới nhiều và đều nước trên bề mặt chậu cho 1 lần,
  • Đặc biệt: nên để ý việc thoát nước và độ thông thoáng để cây không bị ngập úng nước.

Dinh dưỡng của cây

Khi cây kim ngân chưa ra hoa và quả chúng ta nên bón phân NPK 20-20-15 hòa với nước theo tỷ lệ 100g phân với 10 lít nước rồi tưới lên gốc cây, 20 ngày/lần. Những cây đã có hoa và quả thì nên bón phân Kali cho cây. Tỷ lệ khoảng 100g kali hòa với 10 lít nước và cũng tưới đều lên bề mặt chậu.

Lưu ý: Không tưới phân lên thân và lá vì sẽ làm khô nóng cây.

Xử lý những bệnh thường gặp của cây kim ngân

Cây kim ngân thường ít bị sâu bệnh tấn công, một số bệnh thường gặp ở cây kim ngân là bệnh vàng lá và bị khô héo.

Cây Kim Ngân bị vàng lá

  • Nguyên nhân: Do tưới nhiều nước hoặc không gian xung quanh kín khiến không khí lưu thông kém, làm cho lá bị vàng và rụng.
  • Cách xử lý: Tạm ngưng tưới nước và đưa cây ra đặt ở vị trí thông thoáng. Để đất khô mới bắt đầu tưới nước lại và cần lưu ý lượng nước tưới. Đặt cây ở những nơi thông thoáng không khí lưu thông tốt để cây hồi phục trở lại. Lưu ý không nên để cây ở những vị trí quá tối.

Cây kim ngân bị khô héo

Khi lá cây Kim Ngân có dấu hiệu khô, héo, úa,… cần nhanh chóng xử lý và giúp cây phục hồi. Nguyên nhân có thể là do hiện tượng dư nước, ứ nước hoặc thiếu nước. Do vậy, cần tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Điều này gây ra hiện tượng mất nước hoặc làm chết cây.

Đặt cây ở các vị trí mát mẻ, thông thoáng và có không khí trong lành. Cắt bỏ những phần lá úa, khô héo, tưới nước đầy đủ. Có thể hòa đạm và nước ở nồng độ thấp để tưới cho 1 lần/tuần để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây nhanh phục hồi. Sau khi cây ổn định, đợi một thời gian thì thay đổi đất trồng. Nên chọn những loại đất mục, phù sa và bón phân trước khi trồng cây.

Cây Hạnh Phúc – Chậu Composite Cao Cấp
Ý nghĩa cây Trầu Bà Thanh Xuân – Chậu Composite Cao Cấp
Close Xem gần đây
Đóng
Đóng
Danh mục